Theo quy định mới nhất hiện nay, Phụ gia nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố chất lượng sản phẩm. Sau khi có số tiếp nhận công bố hoặc thông tin đăng tải tự công bố của doanh nghiệp tại Sở y tế. Doanh nghiệp mới có thể thực hiện thủ tục thông quan để đưa sản phẩm về lưu hành tại Việt Nam. Đây là một thủ tục khá phực tạp yêu cầu phải nắm rõ các văn bản pháp luật điều chỉnh để tiến hành cho đúng. Việt Tín với nhiều năm trong lĩnh vực công bố sản phẩm xin chia sẻ với các bạn một số thông tin như sau:
I. Căn cứ pháp lý.
- Luật An toàn thực phẩm năm 2012.
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Thông tư 19/2012/TT-BY hướng dẫn về việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Nghị định 47/2017/NĐ – CP về ghi nhãn hàng hóa.
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tổ vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm;
- Thông tư 50/2016/TT-BYT Quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
II. Hình thức công bố phụ gia thực phẩm.
- Xin số xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Áp dụng đối với phụ gia hỗ hợp có công dụng mới. Hồ sơ xin cấp phép gồm có:
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp: Thể hiện đầy đủ thông tin tên địa chỉ nhà sản xuất, tên sản phẩm và không có nội dung cấm xuất khẩu sang Việt Nam.
+ Kiểm nghiệm sản phẩm: Kiểm đủ các chỉ tiêu theo quy định về phụ gia thực phẩm và còn hiệu lực 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Bản công bố sản phẩm được soạn thảo theo mẫu quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị Định 15/2018/NĐ – CP.
+ Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm: Tài liệu phải được trích dẫn từ những nguồn chính thống; nhất là đối với những sản phẩm phụ gia có công dụng mới lần đầu được công bố.
+ Nhãn chính sản phẩm.
+ Dịch nhãn sản phẩm.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư.
- Tự công bố phụ gia thực phẩm.
- Áp dụng đối với phụ gia thông thường. Hồ sơ tự công bố gồm có:
+ Bản tự công bố doanh nghiệp soạn thảo theo mẫu.
+ Nhãn sản phẩm.
+ Dịch nhãn sản phẩm.
+ Kiểm nghiệm còn hiệu lực 12 tháng kể từ ngày kiểm tính đến thời điểm nộp hồ sơ tự công bố.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao có công chứng).
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm.
- Cục an toàn thực phẩm: Tiếp nhận hồ sơ xin xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với phụ gia hỗ hợp có công dụng mới.
- Sở y tế nơi doanh nghiệp có trụ sở chính: Tiếp nhận hồ sơ tự công bố đối với phụ gia thông thường.
III. Những lưu ý khi thực hiện thủ tục công bố phụ gia nhập khẩu.
- Doanh nghiệp yêu cầu nhà sản xuất cung cấp các đầu mục tài liệu theo quy định. Gửi bản scan để đánh giá tính pháp lý của các tài liệu đó. Nếu hợp lệ gửi email xác nhận yêu cầu bên nhà sản xuất hợp pháp hóa lãnh sự sau đó gửi bản gốc về.
- Gửi mẫu để thực hiện kiểm nghiệm: Yêu cầu gửi số lượng vừa đủ để kiểm nếu các bạn gửi nhiều quá; Vượt trọng lượng hàng mẫu khi đó bên vận chuyển sẽ yêu cầu công bố mới có thể lấy hàng ra được.
- Khi kiểm nghiệm nên áp đúng chỉ tiêu kiểm và đã được phân thành 23 nhóm sau: chất làm ẩm,chất chống oxy hóa, phẩm màu, chất xử lý bột, enzym, nhóm chất tạo bọt, chất chống đông vón, chất ngọt tổng hợp, chất ổn định, chất khí đẩy, nhóm chất làm dày,chất bảo quản,chất tạo xốp, chất chống tạo hạt, chất điều chỉnh độ acid, chất độn, nhóm chất làm bóng, chất điều vị, chất giữ màu, chất làm rắn chắc, chất tạo phức kim loại,nhóm chế phẩm tinh bột, nhóm chất nhũ hóa…
- Công dụng của các sản phẩm phụ gia được quy định cụ thể như sau:
- Các chất điều chỉnh độ chua: Thay đổi hay kiểm soát độ chua và độ kiềm của thực phẩm.
+ Chất chống vón: Có tác dụng làm cho các chất bột không bị vón cục.
+ Chất chống tạo bọt: Làm giảm hoặc ngăn chặn sự tạo bọt trong thực phẩm.
+ Chất chống ôxi hóa: Có tác dụng chất bảo quản, được sử dụng để kiềm chế các tác động của oxy đối với thực phẩm.
+ Chất tạo lượng: Làm tăng khối lượng của thực phẩm mà không làm ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của nó.
+ Chất tạo màu thực phẩm: Thay thế các màu sắc bị mất trong quá trình sản xuất hoặc làm cho thực phẩm trông bắt mắt hơn.
+ Chất giữ màu: Giúp giữ màu hiện hữu của thực phẩm.
+ Chất chuyển thể sữa: Cho phép nước và dầu ăn duy trì được thể hỗn hợp cùng nhau trong thể sữa.
+ Chất tạo vị: Tạo hương vị hoặc mùi vị cho thực phẩm.
+ Chất điều vị: Làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm.
+ Chất xử lý bột ngũ cốc: Được thêm vào bột ngũ cốc để cải thiện màu sắc của sản phẩm.
+ Chất giữ ẩm: Ngăn không cho thực phẩm bị khô đi.
+ Chất bảo quản: Ngăn chặn hoặc kiềm chế sự thối hỏng của thực phẩm bị gây ra bởi các hoạt động của nấm mốc, vi khuẩn hay các vi sinh vật khác.
+ Chất đẩy: Được sử dụng để đẩy thực phẩm ra khỏi đồ chứa đựng nó.
+ Chất ổn định: Giúp cho thực phẩm có kết cấu đặc và chắc.
+ Chất làm ngọt: Giúp tạo vị ngọt cho thực phẩm.
+ Chất làm đặc: Làm tăng độ dẻo mà không làm thay đổi đáng kể các thuộc tính khác của thực phẩm.
IV. Dịch vụ công bố phụ gia nhập khẩu tại Việt Tín.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc công bố phụ gia thực phẩm nhập khẩu.
- Hỗ trợ khách hàng đánh giá tính pháp lý các chứng từ khách hàng cung cấp; tư vấn các vấn đề cần lưu ý khi xin cấp lại khi chưa hợp lệ.
- Hỗ trợ khách hàng lên chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm và thực hiện việc kiểm nghiệm nếu khách hàng có yêu cầu.
- Soạn thảo hổ sơ xin công bố phụ gia và tự công bố sản phẩm phụ gia; Nộp hồ sơ theo dõi hồ sơ và nhận kết quả bàn giao theo ủy quyền của khách hàng.
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh sau khi cấp phép như: Kiểm định kỳ sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đâng ký mã số mã vạch sản phẩm….
Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua số Hotline: 0978 635 623 để được tư vấn cụ thể !