CÔNG BỐ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG NHẬP KHẨU

Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn phân phối sản phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên, Mỗi nhóm sản phẩm lại có một quy chế pháp lý điều chỉnh khác nhau. Đối với nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải xin cấp số công bố; Đối với nhóm thực phẩm bổ sung chỉ cần tự công bố sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp khá lúng túng khi thực hiện thủ tục công bố này; Chúng tôi đã nhận được rất nhiều cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ tư vấn; Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực công bố Việt Tín xin chia sẻ với các bạn một số thông tin sau.

I. Căn cứ pháp lý.

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2012.
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
  • Thông tư 19/2012/TT-BY hướng dẫn về việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Nghị định 47/2017/NĐ – CP về ghi nhãn hàng hóa.
  • QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tổ vi nấm trong thực phẩm;
  • QCVN 8-2:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
  • QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
  • Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm;
  • Thông tư 50/2016/TT-BYT Quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.

II. Quy trình xin công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu.

  1. Yêu cầu nhà sản xuất cung cấp hồ sơ và gửi mẫu sản phẩm vể Việt Nam.
  • Doanh nghiệp yêu cầu nhà sản xuất cung cấp hồ sơ theo quy định để xin cấp phép công bố trước khi nhập hàng. Đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hồ sơ gồm có:

+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm: Được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước sản xuất; Có dấu xác nhận của Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại. Có đủ nội dung về tên, địa chỉ nhà sản xuất; Tên sản phẩm và có dòng được bán tự do tại nước sản xuất, không cấm xuất khẩu sang Việt Nam.

+ Giấy chứng nhận GMP của nhà máy sản xuất: Trên giấy chứng nhận phải thể hiện đủ nội dung về tên và địa chỉ của nhà sản xuất và dạng bào chế của sản phẩm. Thông tin đó phải phù hợp với nhãn chính của sản phẩm đã được lưu hành.

+ Bản tiêu chuẩn sản phẩm có đủ tên sản phẩm, tên địa chỉ nhà sản xuất và chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng. Lưu ý phải có dấu và chữ ký xác nhận của nhà sản xuất.

+ Mẫu sản phẩm: Doanh nghiệp yêu cầu bên nhà sản xuất hoặc đơn vị phân phối tại nước sở tại gửi mẫu sản phẩm. Mẫu gửi không được quá trọng lượng đối với hàng mẫu nếu không hàng sẽ không lấy ra được.

  • Đối với thực phẩm bổ sung thì chỉ cần gửi mẫu sản phẩm về phục vụ cho việc kiểm nghiệm sản phẩm.
  1. Thực hiện việc kiểm nghiệm sản phẩm.
  • Doanh nghiệp lên chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với nhóm sản phẩm xin cấp phép. Gửi phiếu yêu cầu kiểm kèm mẫu đến trung tâm kiểm có chứng nhận ISO 17025.
  • Đối với hàng nhập khẩu lưu ý cần dịch thuật trước khi kiểm để đảm bảo xác định đúng nhóm sản phẩm và chỉ tiêu kiểm tương ứng.
  • Gợi ý chỉ tiêu kiểm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe như sau:
TT Tên chỉ tiêu
1. Coliforms
2. Clostridium perfringens
3. S.aureus
4. Escherichia coli
5. B.cereus
6. Tổng số bào tư nấm men – mốc
7. Tổng số vi sinh vật hiếu khí
8. Cadimi
9. Chì
10. Thủy ngân
  • Gợi ý kiểm với thực phẩm bổ sung: Aflatoxin tổng số; Ochratoxin A; Cadimi (Cd); Chì (Pb); TSVSVHK; Coliforms; E.coli; S.aureus; Cl. Perfringens; B.cereus; TSBTNM-M.
  1. Hoàn thiện hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu.
  • Bản công bố sản phẩm (Đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe).
  • Bản tự công bố sản phẩm (Đối với thực phẩm bổ sung).
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe).
  • Giấy chứng nhận GMP của nhà máy (Đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe).
  • Bản tiêu chuẩn sản phẩm (Đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe).
  • Nhãn chính sản phẩm.
  • Bản kiểm nghiệm còn hiệu lực 12 tháng kể từ ngày cấp.
  • Tài liệu khoa học chứng minh công dụng sản phẩm.

Chú ý: Hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch thuật công chứng đính kèm bản chính.

  1. Nộp hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu.
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Hồ sơ được nộp trực tuyến tại https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ của cục An toàn thực phẩm.
  • Hồ sơ thực phẩm bổ sung: Nộp tại sở y tế/ ủy ban an toàn thực phẩm nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Doanh nghiệp không mất phí nộp hồ sơ cấp phép.

III. Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu tại Việt Tín.

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu.
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ từ phía nhà sản xuất; đánh giá tính pháp lý của hồ sơ khách hàng cung cấp. Hướng dẫn xin cấp lại nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
  • Lên chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm và tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm nếu khách hàng có yêu cầu.
  • Soạn thảo hồ sơ công bố và đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả.
  • Hướng dẫn cách thức tra cứu hồ sơ đối với những hồ sơ tự công bố.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý sau khi cấp phép như: Kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch sản phẩm….

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liện hệ qua số hotline: 0978 635 23 để được tư vấn cụ thể !

 

0978.635.623