Công bố thực phẩm là một thủ tục bắt buộc đối với sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước. Tuy nhiên, để thực hiện đúng và nhanh chóng thủ tục này thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Mỗi sản phẩm có một quy chuẩn khác nhau và cơ quan tiếp nhận khác nhau. Việt Tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công bố sản phẩm; Xin chia sẻ với các bạn một số thông tin sau:
Căn cứ pháp lý điều chỉnh việc công bố thực phẩm sản xuất trong nước:
- Luật An toàn thực phẩm năm 2012.
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Thông tư 19/2012/TT-BY hướng dẫn về việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định quản lý thực phẩm chức năng.
- Nghị định 47/2017/NĐ – CP về ghi nhãn hàng hóa.
- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT: về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”
- QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm .
- Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 3/12/2016 quy định giới hạn tố đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm
Quy trình thực hiện việc công bố thực phẩm sản xuất trong nước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công bố thực phẩm sản xuất trong nước.
Trường hợp doanh nghiệp tự sản xuất:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh / Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh: sản xuất thực phẩm, thực phẩm chức năng.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Áp dụng đối với sản phẩm thực phẩm thường).
- Giấy chứng nhận GMP (Áp dụng đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe).
- Kiểm nghiệm sản phẩm.
- Bản tiêu chuẩn của nhà sản xuất (Áp dụng đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe).
- Thiết kế dự thảo nhãn sản phẩm.
Trường hợp doanh nghiệp đặt gia công sản phẩm:
- Đăng ký kinh doanh của đơn vị đặt gia công (Đơn vị đứng tên xin cấp phép công bố cho sản phẩm).
- Hợp đồng gia công của đơn vị gia công và đơn vị nhận gia công.
- Giấy chứng nhận GMP của đơn vị nhận gia công (Áp dụng đối với trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe).
- Bản tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất ký tên đóng dấu.
- Thiết kế nhãn sản phẩm.
- Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ công bố thực phẩm sản xuất trong nước.
Thực phẩm thường sản xuất trong nước:
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khách hàng cung cấp:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở có đúng với sản phẩm công bố hay không? Ví dụ: Công bố chã mực thì trong giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đủ điều kiện sản xuất chã mực…
- Kiểm nghiệm sản phẩm: Những chỉ tiêu trong phiếu kiểm nghiệm phải phù hợp với quy chuẩn áp dụng cho sản phẩm đó. Sản phẩm công bố là: Clostridium perfringens, Salmonella, TVSVHK, Thủy Ngân (Hg). Thời hạn của phiếu kiểm là 12 tháng kể từ ngày kiểm. Được kiểm bở phòng Lab có chứng nhận ISO 17025.
- Kiểm tra các thông tin trên thiết kế nhãn sản phẩm: Tên sản phẩm, tên công ty sản xuất, thành phần chính của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, cách thức bảo quản…Phù hợp với quy định về ghi nhãn sản phẩm tại Việt Nam.
Soạn thảo bản công tự công bố sản phẩm thực phẩm thường sản xuất trong nước:
- Số công bố doanh nghiệp có thể đánh số thứ tự sản phẩm sau đó chữ viết tắt tên công và sau cùng là năm công bố.
- Thông tin về công ty đứng số công bố: Tên công ty, địa chỉ công ty, mã số thuế (lấy theo đăng ký kinh doanh đã được Sở kế hoạch và đầu tư cấp), số điện thoại.
- Thông tin về sản phẩm: Tên sản phẩm, thành phần sản phẩm, hạn sử dụng, quy cách đóng gói, chất liệu bao bì, yêu cầu về an toàn thực phẩm và cam kết của doanh nghiệp.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước và sản phẩm giành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi:
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khác hàng cung cấp:
- Giấy chứng nhận GMP: Phải kiểm tra GMP khách hàng cung cấp còn thời hạn không? Dạng bào chế có phù hợp với sản phẩm xin cấp phép hay không?
- Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm phải thể hiện đủ điều kiện sản xuất cho sản phẩm xin cấp phép (Áp dụng cho thực phẩm dinh dưỡng công thức).
- Kiểm nghiệm sản phẩm: Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ tiêu sẽ khac, đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức chỉ tiêu sẽ khác. Chỉ tiêu kiểm phải căn cứ vào thành phần cấu tạo của sản phẩm, đối tượng sử dụng…Do phòng Lab có chứng nhận ISO 17025 kiểm và còn thời hạn.
- Bản tiểu chuẩn sản phẩm: Đủ các chỉ tiêu theo quy định.
- Tài liệu chứng minh phải được trích dẫn từ tài liệu nghiên cứu khoa học chính thống.
Soạn thảo bản công bố sản phẩm:
- Tên công ty, địa chỉ công ty, mã số doanh nghiệp (theo đăng ký kinh doanh đã được cấp) của doanh nghiệp xin công bố.
- Tên sản phẩm để phù hợp với tên trên nhãn sản phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm.
- Thành phần sản phẩm tính đơn vị trên 01 viên.
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm: Thông tin lấy theo thiết kế nhãn chính sản phẩm.
- Thời hạn sử dụng sản phẩm.
- Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì.
- Yêu cầu về an toàn sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Cam kết của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm.
- Nhãn phụ sản phẩm: Tên sản phẩm, thành phần sản phẩm, quy cách đóng gói, hướng dẫn sử dụng sản phẩm (công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng, bảo quản sản phẩm), hạn sử dụng, số tiếp nhận công bố (để trống).
- Tên công ty, địa chỉ công ty sản xuất.
- Khuyến cáo sử dụng sản phẩm.
Bước 3: Nộp hồ sơ công bố thực phẩm sản xuất trong nước:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
- Hồ sơ tự công bố nộp tại các sở Công thương, Sở y tế, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tùy vào bản chất của sản phẩm thì sẽ lựa chọn cơ quan tiếp nhận phù hợp.
- Sản phẩm dinh dưỡng công thức, sản phẩm dinh dưỡng y học: Sở y tế nơi doanh nghiệp có trụ sở chính tiếp nhận hồ sơ và cấp phép.
- Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế: Tiếp nhận đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Lệ phí cấp phép.
- Tự công bố sản phẩm: Doanh nghiệp không mất lệ phí xin tiếp nhận hồ sơ.
- Sản phẩm xin cấp số xác nhận công bố phù hợp quy địn an toàn thực phẩm: Lệ phí cấp phép: 1.500.000 VNĐ/01 bộ hồ sơ.
Dịch vụ công bố thực phẩm sản xuất trong nước tại Việt Tín.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc công bố thực phẩm sản xuất trong nước.
- Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ xin cấp phép; tư vấn cho khách hàng hiệu chỉnh nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
- Tư vấn chỉ tiêu cần thiết khi kiểm nghiệm sản phẩm phục vụ cho mực đích công bố.
- Tư vấn thiết kế nhãn sản phẩm cho phù hợp với quy định về ghi nhãn sản phẩm.
- Soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng nộp và nhận kết quả.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan trong suốt quá trình lưu hành sản phẩm sau khi cấp phép.
Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể !