Nếu bạn đang cần mở chi nhánh công ty thì xin chúc mừng. Điều đó chứng tỏ rằng công ty đang làm ăn rất phát đạt. Nếu các bạn đang muốn thành lập chi nhánh công ty nhưng vướng mắc thủ tục hồ sơ hoặc không có thời gian đi lại, hãy liên hệ ngay tới Việt Tín. Chúng tôi là nhà tư vấn dịch vụ đăng ký kinh doanh tốt nhất và rẻ nhất !
Nội dung chính
Vai trò của chi nhánh trong hoạt động doanh nghiệp
Chi nhánh là gì ?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của chính doanh nghiệp bạn khi doanh nghiệp của bạn tiến hành việc kinh doanh. Nó không có tư cách pháp nhân vì các điều kiện về vốn trong chi nhánh đều phụ thuộc vào chính doanh nghiệp mẹ.
Vai trò của chi nhánh
Thứ nhất: chi nhánh giúp cho doanh nghiệp của chính bạn mở rộng việc kinh doanh. Chi nhánh hoạt động tại địa phương và gần với khách hàng tiềm năng của bạn nhất.
![[ File # csp8230727, License # 1728504 ] Licensed through http://www.canstockphoto.com in accordance with the End User License Agreement (http://www.canstockphoto.com/legal.php) (c) Can Stock Photo Inc. / EmiliaU Về công ty Luật Việt Tín](https://luatviettin.com/wp-content/uploads/2019/01/about.jpg)
Thứ hai: mở chi nhánh giúp cho doanh nghiệp đem lại được khoản lợi nhuận, giúp quảng bá thêm hình ảnh công ty.
Cuối cùng: thuận tiện cho khách hàng giao dịch ! Bởi khi mà doanh nghiệp của bạn được thành lập ở một địa điểm, mà khoảng cách đó khá xa so với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Lúc đó chi nhánh của công ty sẽ là cầu nối tốt nhất tới khách hàng.
Hồ sơ thành lập chi nhánh
Quý khách muốn thành lập chi nhánh cho công ty, vui lòng chuẩn bị các đầu mục sau đây:
- Thông báo thành lập chi nhánh
- Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên/Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên/Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, về việc thành lập chi nhánh
- Biên bản của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên/Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên/Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, về việc thành lập chi nhánh
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của của người đứng đầu chi nhánh
- Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
- Bản sao điều lệ của công ty mẹ
- Bản sao đăng ký kinh doanh của công ty mẹ
Quy trình thành lập chi nhánh cho công ty
Quý khách có thể lựa chọn 3 hình thức thành lập chi nhánh như sau:

Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh:
- Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi muốn thành lập chi nhánh
- Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra kết quả thủ tục:
- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa hợp lệ;
- Giầy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ.
- Lệ phí: 100.000/ lần
Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục online thì tham khảo hướng dẫn tại website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Còn nếu không, quý vị chỉ cần cung cấp vài đầu mục hồ sơ cho Việt Tín. Tham khảo phần sau đây !
Những lưu ý đối với chi nhánh công ty
- Treo biển hiệu tại trụ sở đăng ký, trên biển hiệu đáp ứng đủ các thông tin như tên chi nhánh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại..
Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
- Nếu chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính
- Nếu chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh
Thủ tục phát hành hóa đơn chi nhánh sẽ thực hiện và tiến hành giống như khi phát hành hóa đơn với công ty
Trường hợp tiến hành thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT tại chi nhánh, khi đáp ứng những điều kiện pháp lý như:
- Chi nhánh hạch toán độc lập
- Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính
Kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc
- Không phát sinh doanh thu, hoặc
- Cùng tỉnh với trụ sở chính
Trường hợp chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

Chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh (Chi cục thuế quận, huyện nơi chi nhánh trụ sở ở đó)
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh.
Tựu chung lại thì thế này cho các bạn dễ hình dung:
Chi nhánh | Hoạch toán phụ thuộc | Hoạch toán độc lập |
Con dấu | Có thể có hoặc không cần | Phải có |
Hóa đơn | Có thể có hoặc không cần. Lúc cần có thể xuất hóa đơn từ công ty mẹ | Phải có |
Thuế môn bài | Kê khai và nộp thuế môn bài tại nơi đặt chi nhánh | Kê khai và nộp thuế môn bài tại nơi đặt chi nhánh |
Kê khai thuế GTGT | Kê khai và nộp tại nơi đặt chi nhánh | Kê khai và nộp tại nơi đặt chi nhánh |
Báo cáo tài chính cuối năm | Kê khai và nộp tại nơi đặt trụ sở công ty mẹ | Kê khai và nộp tại nơi đặt chi nhánh |
Chữ ký số | Phải có | Phải có |
Tài khoản ngân hàng | Phải có | Phải có |
Lưu ý đối với chi nhánh có hoạt động ngành nghề liên quan tới thực phẩm:
- Đối với những công ty có ngành dịch vụ ăn uống, thì cho dù hình thức hoạch toán nào thì sẽ luôn mặc định là hoạch toán độc lập. Ngành ăn uống với đặc thù là đăng ký ở quận nào thì quận đó quản lý, nên dù công ty thành lập chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh mà có ngành ăn uống thì phải đăng ký hình thức hoạch toán độc lập, kê khai thuế hằng quý, làm báo cáo tài chính cuối năm độc lập so với công ty mẹ.
- Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có ngành ăn uống, nhưng ngành ăn uống không phải là ngành chính của công ty, có dự định muốn mở thêm chi nhánh, thì để được gộp chung sổ sách vô công ty mẹ báo cáo thì khi thành lập chi nhánh, vì vậy nên bỏ tất cả những ngành ăn uống trong công ty khi đăng ký thành lập chi nhánh.
Chú ý khi thành lập chi nhánh cho công ty nước ngoài
Đối với thương nhân nước ngoài: Thủ tục được thực hiện thông qua Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh.
Điệu kiện thành lập chi nhánh
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
- Thương nhân nước ngoài hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký;
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ thành lập chi nhánh cho công ty nước ngoài
Vui lòng chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp phép thành lập chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương (do đại có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký)
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương
- Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
- Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất
- Bản sao điều lệ hoạt động của chi nhánh
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
- Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh (hợp đồng thuê trụ sở, thỏa thuận khác về thuê, cho khai thác địa điểm…)
Trình tự thực hiện
- Thương nhân nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp cho Sở Công Thương tỉnh/thành phố nơi dự định đặt trụ sở.
- Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ và xử lý.
- Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Công Thương ra thông báo sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
- Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương cấp Giấy phép hoặc không cấp Giấy phép và phải nêu rõ nguyên nhân.
- Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Dịch vụ của Việt Tín
Nếu các bạn ngại giấy tờ, hoặc đang vướng mắc thủ tục hồ sơ, vui lòng liên hệ ngay tới đường dây nóng. Ban tư vấn đăng ký kinh doanh của chúng tôi sẽ giúp các bạn lên hồ sơ đầy đủ, thay mặt bạn lên cơ quan nhà nước giải quyết công việc !
Tiết kiệm thời gian, không phải đi lại nhiều lần, không phải sửa hồ sơ, là những gì bạn nhận được khi đến với Việt Tín !
Cảm ơn và chúc các bạn thành công !