Doanh nghiệp muốn mở văn phòng đại diện ? Doanh nghiệp nước ngoài muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam ? Việt Tín chúng tôi chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục mở văn phòng đại diện trong thời gian ngắn nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu thì việc chọn Việt Tín là giải pháp tốt nhất hiện nay. Tiết kiệm thời gian và công sức đi lại giải quyết hồ sơ !
Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
Để giúp khách hàng hiểu hơn trước khi mở văn phòng đại diện hay Chi nhánh công ty, chúng ta cùng nghiên cứu các vấn đề sau đây.
Khái niệm
Khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”
Khoản 2 điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”

Chức năng
Chi nhánh: Chi nhánh vừa thực hiện được chức năng kinh doanh vừa thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền.
Văn phòng đại diện chỉ thực hiện được chức năng địa diện theo ủy quyền của doanh nghiệp, tức có nghĩa văn phòng đại diện chỉ có chức năng giao dịch và tiếp thị. Mục đích của văn phòng đại diện được hiểu một cách đơn giản là nơi để quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp, là nơi để giải đáp, tư vấn cho khách hàng.
Các hình thức kế toán
* Chi nhánh khi đăng ký hình thức hạch toán phụ thuộc:
Nếu cùng tỉnh: công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp thuế môn bài luôn.
Nếu khác tỉnh: chi nhánh sẽ phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, làm báo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ quyết toán.
* Chi nhánh khi đăng ký hình thức hạch toán độc lập:
Dù cùng tỉnh hoặc khác tỉnh thì đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ, làm báo thuế hàng quý và quyết toán thuế cuối năm
* Văn phòng đại diện:
Công ty mẹ sẽ nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện.
Và trước khi mở văn phòng đại diện, các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu qua các chức năng chính của một văn phòng đại diện:
Các chức năng chính của văn phòng đại diện
- Thực hiện công việc phát triển các ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan chức năng cấp phép trên địa bàn hoạt động theo pháp luật hiện hành
- Thực hiện các công việc báo cáo với các cơ quan chức năng tại địa phương theo đúng quy định của nhà nước
- Thực hiện báo cáo tài chính định kỳ về trụ sở chính theo quy định riêng của doanh nghiệp
- Thực hiện việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả tăng trưởng và chiến lược phát triển của cơ sở hàng năm
- Tổ chức công việc hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán độc lập
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý theo qui mô định hướng của Hội đồng quản trị
- Phối hợp với văn phòng trụ sở chính của doanh nghiệp và các cơ sở và chi nhánh khác trong việc khai thác khách hàng cũng như việc điều động nhân viên
- Quản lý các mặt kinh doanh tại địa bàn hoạt động
- Soạn thảo những văn bản pháp quy để phục vụ cho mọi hoạt động của văn phòng dựa trên những văn bản pháp quy của doanh nghiệp
Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng ?
Rất nhiều doanh nghiệp đến với Việt Tín thành lập văn phòng đại diện có hỏi: Liệu văn phòng đại diện có được ký kết hợp đồng ?
Căn cứ theo Luật Thương mại năm 2005 Điều 18 khoản 3: “Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.”

Trường hợp là đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam: Theo nghị định 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại điều 20 khoản 3: “Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu Văn phòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.” Đối với trường hợp này thì người đứng đầu văn phòng đại điện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam có thể giao kết hợp đồng mua bán nếu được sự ủy quyền bằng văn bản của Công ty. Việc ủy quyền sẽ phải bằng văn bản và chỉ cho từng lần giao kết hợp đồng.
Như vậy văn phòng đại diện không có chức năng giao kết, ký kết hợp đồng trừ trường hợp đó là văn phòng đại diện của thương nhân, công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Nếu quý vị muốn có thể ký kết hợp đồng, vui lòng mở chi nhánh công ty thay thế.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
- Thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký)
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký)
- Bản sao biên bản họp về việc lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện
- Với Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
- Với Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên)
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác)
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
Trong các trường hợp doanh nghiệp cần được tư vấn thêm vui lòng liên hệ tới Việt Tín. Chúng tôi chuyên giúp các doanh nghiệp làm thủ tục mở văn phòng đại diện cho các doanh nghiệp có nhu cầu !
Cảm ơn và chúc các bạn thành công !