THỦ TỤC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối với một số sản phẩm đặc thù. Ngoài việc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ra; Để có thể đưa được sản phẩm ra thị trường thì cần phải có số đăng ký lưu hành cho từng sản phẩm. Tuy nhiên, Không phải doanh nghiệp nào cũng thành thạo khi thực hiện thủ tục xin cấp phép này. Việt Tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn sản phẩm. Xin chia sẻ với các bạn một số thông tin hữu ích như sau:

I. Căn cứ pháp pháp lý.

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2012.
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
  • Thông tư 19/2012/TT-BY hướng dẫn về việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định quản lý thực phẩm chức năng.
  • Nghị định 47/2017/NĐ – CP về ghi nhãn hàng hóa.

II. Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:

  1. Thủ tục xin xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:

       Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho việc xin cấp phép.

  • Sản phẩm nhập khẩu:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh: Có ngành nghề bán buôn, bán lẻ thực phẩm.

+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm; Do cơ quan nhà nước có thẩm quyển tại nước sở tại cấp phép. Có đủ thông tin: Tên công ty, địa chỉ công ty sản xuất, tên sản phẩm và phải có nội dung “sản phẩm này được bán tự do tại nước sản xuất”. Hoặc giấy chứng nhận sức khỏe đảm bảo các nội dung nếu trên. Được hợp pháp hóa lãnh sự tại đại sứ quán Việt Nam ở quốc gia đó hoặc là Đại sứ quán của quốc gia đó ở Việt Nam. CFS còn hiệu lực 2 năm kể từ ngày cấp tại nước sở tại.

+  Giấy chứng nhận GMP của nhà máy sản xuất phải thể hiện rõ dạng bào chế như dạng sản phẩm xin cấp phép (Áp dụng đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe).

+ Spec của sản phẩm (Áp dụng cho thực phẩm chức năng, sản phẩm chế biến từ ngũ cố cho trẻ em và thực phẩm dinh dưỡng y học).

+  Kiểm nghiệm sản phẩm đủ chỉ tiêu theo quy định của pháp luật Việt Nam (Còn thời hạn).

+ Tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm.

+ Tài liệu chứng minh lâm sàng của sản phẩm (Áp dụng với sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng y học).

+ Nhãn sản phẩm/ Hình ảnh chụp các góc của sản phẩm.

  • Hàng sản xuất trong nước:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng    nhận hoạt động của chi nhánh: Có ngành nghề sản xuất thực phẩm.

+ Giấy chứng nhận GMP của nhà máy sản xuất có dạng bào chế của sản phẩm xin cấp phép.

+ Trường hợp đặt gia công phải cung cấp được hợp đồng gia công và GMP của đơn vị gia công.

+ Kiểm nghiệm sản phẩm còn hiệu lực 12 tháng kể từ ngày kiểm.

+ Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm.

+ Bản tiêu chuẩn của sản phẩm.

+ Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm.

+ Thiết kế dự thảo nhãn chính.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

  • Khi soạn thảo hồ sơ cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Kiểm tra tính pháp lý của các hồ sơ đính kèm: Hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành tự do/ Giấy chứng nhận sức khỏe, kiểm nghiệm sản phẩm.

+ Kiểm tra thông tin nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất có trùng với thông tin trên CFS/  thư ủy quyền hay không?

+ Kiểm tra thông tin trên GMP: Còn hiệu lực hay không? Dạng bào chế có đúng với sản phẩm đang xin cấp phép hay không? Thông tin GMP có đúng với thông tin trên CFS hay không? Trường hợp đặt gia công trên CFS phải có thông tin của nhà máy mặc dù nhãn sản phẩm không thể hiện.

+ Công dụng của sản phẩm phải để phù hợp với bản chất của sản phẩm. Thực phẩm này chỉ có thể “hỗ trợ” không có chức năng điều trị như thuốc.

+ Tài liệu chứng minh phải là những tài liệu khoa học chính thống.

+ Tất cả những tài liệu đính kèm hồ sơ đều phải được dịch thuật công chứng.

+ Đối với sản phẩm nhập khẩu có núm vú của trẻ em thì cần phải sử dụng 2 nhãn (Nhãn dùng thông quan và nhãn lưu hành của sản phẩm).

+ Đối với hàng sản xuất trong nước các hình ảnh thiết kế trên nhãn sản phẩm phải phù hợp với quy định của pháp luật. Có đủ thông tin theo Nghị định về ghi nhãn hàng hóa.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố tại Cục an toàn thực phẩm (https://nghidinh15.vfa.gov.vn/).
  • Thực phẩm dinh dưỡng công thức và sản phẩm chế biến từ ngũ cốc cho trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng y học: Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp phép tại Sở y tế nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Cơ quan nào có hệ thống nộp trực tuyến rồi các bạn kê khai nộp; Nơi nào chưa có nộp trực tiếp bẳng bản giấy tại 1 cửa và hồ sơ được lập thành 02 bộ.

2. Thủ tục tự công bố thực phẩm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm

  • Hàng nhập khẩu:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh: Có ngành nghề bán buôn, bán lẻ thực phẩm.

+ Kiểm nghiệm sản phẩm.

+ Nhãn sản phẩm/ hình ảnh sản phẩm.

+ Dịch thuật công chứng nhãn sản phẩm.

  • Hàng sản xuất trong nước:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh: Có ngành nghề sản xuất thực phẩm.

+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (thể hiện rõ loại sản phẩm) phù hợp với sản phẩm xin cấp phép.

+ Nếu đặt gia công thì phải cung cấp: Hợp đồng gia công; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của đơn vị gia công và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị gia công.

+ Thiết kế nhãn sản phẩm.

Bước 2: Soạn hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm.

  • Khi soạn hồ sơ các bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau:

+ Kiểm tra giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm xem có đủ điều kiện để công bố sản phẩm không. Ví dụ: Công bố sản phẩm trà thì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng phải thể hiện đủ điều kiện sản xuất trà.

+ Kiểm nghiệm sản phẩm: Sản phẩm xin cấp phép là loại sản phẩm gì thì phải kiểm nghiệm đúng với nhóm sản phẩm đó.

+ Hồ sơ tự công bố không có công dụng của sản phẩm.

+ Nếu nhãn sản phẩm bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch thuật công chứng kèm hồ sơ.

Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố:

  • Sở y tế: Tiếp nhận hồ sơ đối với thực phẩm bổ sung, bao bì thực phẩm.
  • Sở công thương: Tiếp nhận hồ sơ với sản phẩm bánh kẹo, rượu, bia…
  • Sở nông nghiệp: Tiếp nhận hồ sơ với sản phẩm chè, đậu, thịt, cá, hải sản…

Hồ sơ hợp lệ sở sẽ đăng thông tin của doanh nghiệp có hồ sơ tự công bố lên cổng thông tin của sở. Nếu hồ sơ có sai sót thì cũng note lên hệ thống để doanh nghiệp có thể sửa đổi cho phù hợp.

III. Dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại Việt Tín:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
  • Đánh giá tính pháp lý hồ sơ khách hàng cung cấp; tư vấn hiệu chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Soạn thảo hồ sơ công bố, đại diện cho khách hàng nộp và nhận kết quả.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý sau cấp phép cho khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu.

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể !

 

 

 

 

0978.635.623