Theo quy định mới nhất, Không phải sản phẩm thực phẩm nào đưa ra thị trường cũng bắt buộc phải xin cấp số công bố. Đối với một số sản phẩm ăn uống thông thường doanh nghiệp chỉ cần làm hồ tự công bố; Thủ tục này tạo điều kiện cho doanh nghiêp rất nhiều bớt được các khâu kiểm duyệt hố sơ. Tuy nhiên, Không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu đúng quy định để làm đúng. Việt Tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn chất lượng sản phẩm; Xin chia sẻ với các bạn một số thông tin sau:
I. Căn cứ pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm năm 2012.
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Thông tư 19/2012/TT-BY hướng dẫn về việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Nghị định 47/2017/NĐ – CP về ghi nhãn hàng hóa
II. Những sản phẩm được tự công bố sản phẩm.
- Sản phẩm thực phẩm ăn uống thông thường đã qua xử lý nhiệt, qua sơ chế, chế biến.
- Sản phẩm thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
- Sản phẩm bao bì, dụng cụ chưa đựng thực phẩm.
- Sản phẩm phụ gia đơn chất.
- Nguyên liệu thực phẩm dùng để sản xuất thực phẩm.
III. Quy trình tự công bố sản phẩm.
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh: Có ngành nghề xin cấp phép.
- Kiểm nghiệm sản phẩm còn hiệu lực 12 tháng kể từ ngày kiểm và do phòng Lab có chứng nhận ISO 17025 kiểm.
- Thiết kế nhãn chính hoặc là hình chụp các mặt của sản phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất (Áp dụng với sản phẩm sản xuất trong nước).
- Đối với những đơn vị gia công: Hợp đồng gia công giữa bên gia công và bên nhận gia công; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của đơn vị sản xuất và đăng ký kinh doanh của đơn vị này (Áp dụng với sản phẩm sản xuất trong nước).
- Bước 2: Soạn hồ sơ tự công bố sản phẩm.
- Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ doanh nghiệp cung cấp theo quy định của pháp luật.
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Nội dung giấy chứng nhận phải thể hiện được cơ sở đủ điều kiện sản xuất sản phẩm công bố. Ví dụ: sản phẩm công bố là thịt gà thì cơ sở phải đủ điều kiện chế biến gà hoặc các sản phẩm gia gia cầm.
+ Thiết kế nhãn sản phẩm phải tuân thủ đầy đủ nội dung ghi nhãn theo quy định: Tên công ty, địa chỉ công ty sản xuất; thành phần sản phẩm, hạn sử dụng, cách thức sử dụng, cách thức bảo quản.
+ Kiểm nghiệm sản phẩm: Còn thời hạn 12 kể từ ngày kiểm và do phòng Lab có chứng nhận ISO 17025 thực hiện. Chỉ tiêu kiểm phù hợp với thành phần của sản phẩm theo quy định. Ví dụ: Sản phẩm về chè (Aflatoxin B1B2G1G2, Thuỷ ngân (Hg), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Arsen (As), TSVSVHK, Baccillus cereus, Coliforms, E.coli, Cl. Perfringens, TSBTNM-M, Endosufan,); Sản phẩm bánh bao (TSVSVHKColiforms, E.coli, S.aureus,Cl. Perfringens, B.cereus, TSBTNM-M, Chì (Pb), Cadimi (Cd), Deoxynivaleno, Zearalenone, Ochratoxin A)…Mỗi sản phẩm có chỉ tiêu kiểm khác nhau nên khi soạn hồ sơ cần lưu ý.
+ Đối với sản phẩm nhập khẩu nên dịch thuật nhãn ra tiếng Việt. Căn cứ vào thành phần của sản phẩm để có thể lên chỉ tiêu kiểm nghiệm cho phù hợp với bản chất sản phẩm.
- Soạn hồ sơ theo mẫu quy định: Đối với thực phẩm bổ sung thì không có công dụng sản phẩm ở nhãn phụ. Thực phẩm thường không kê khai thành phần hay chỉ tiêu kiểm vào bản công bố. Nhãn phụ thể hiện đầy đù nhất về thông tin sản phẩm (Tên, địa chỉ công ty sản xuất, tên sản phẩm, thành phần chính, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng và quy cách đóng gói, chất liệu bao bì).
- Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm:
- Hồ sơ tự công bố do sở y tế nơi doanh nghiệp có trụ sở chính tiếp nhận hồ sơ:
+ Đối với những sở y tế có phần mềm kê khai trực tuyến thì doanh nghiệp đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ thông qua tài khoản đó.
+ Đối với những sở chưa có phần mền điện tử. Doanh nghiệp nộp bản giấy tại một cửa, cán bộ thụ lý tiếp nhận hồ sơ và đăng tải lên cổng thông tin của sở y tế. Doanh nghiệp được đăng tải lên là được quyền lưu hành sản phẩm đó trên thị trường.
- Hồ sơ tự công bố doanh nghiệp không phải nộp lệ phí cấp phép. Chỉ cần nộp hồ sơ và chịu trách nhiệm đối với hồ sơ, chất lượng sản phẩm.
III. Dịch vụ thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm tại Việt Tín.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục tự công bố sản phẩm.
- Hướng dẫn khách hàng cách thức lên chỉ tiêu kiểm nghiệm cho phù hợp với quy chuẩn; Đại diện cho khách hàng thực hiện việc kiểm định sản phẩm.
- Soạn thảo hồ sơ công bố, đại diện cho khách hàng nộp và theo dõi hồ sơ.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý sau khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường như: Kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ, xin cấp mã số mã vạch cho sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm…
Hãy liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn cụ thể!