Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm mới nhất và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quy chế pháp lý điều chỉnh việc đăng ký lưu hành đối với các sản phẩm thực phẩm có thông thoáng, cởi mở, tạo điều kiện cho doanh nghiệp rất nhiều. Không phải sản phẩm thực phẩm nào khi lưu hành cũng phải xin cấp phép công bố mà có những sản phẩm doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm. Đặc biệt là dòng sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thông thường; trên nhãn sản phẩm không để công dụng thì có thể tự công bố.
I. Ưu điểm của việc thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
- Thời gian thực hiện tủ tục nhanh gọn hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian cấp phép. Năm bắt được cơ hội kinh doanh để đưa sản phẩm sơm hơn ra thị trường.
- Quy trình thực hiện đơn giản hơn cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho thủ tục hành chính so với trước đây. Thay vì kiểm đủ các chỉ tiêu theo nhãn sản phẩm bao gồm cả chỉ tiêu chất lượng chủ yếu. Tự công bố sản phẩm chỉ việc kiểm chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng, độc tốc.
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình thức nộp hồ sơ như nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh. Nhiều sở còn có hộ thống nộp online; doanh nghiệp làm theo hướng dẫn kết quả tiếp nhận sẽ được thể hiện ngay trên hệ thống.
II. Nhược điểm của việc thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
- Việc đưa sản phẩm thực phẩm ra thị trường với cơ chế thông thoáng quá khiến người tiêu dùng không hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.
- Nhà nước phải tăng cường khâu hậu kiểm thì mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
III. Quy trình thực hiện thủ tục tự công bố thực phẩm bổ sung.
- Bước 1: Xác định xem sản phẩm của bạn có thuộc trường hợp được tự công bố sản phẩm hay không.
- Để phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp chuẩn bị lưu hành ra thị trường phải làm hồ sơ công bố hay tự công bố. Căn cứ chủ yếu vào thành phần cấu tao của sản phẩm, căn cứ bảng giá trị tinh dưỡng trên nhãn.
- Đối với những sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng không đáp ứng đủ 15 % theo khuyến nghị của Bộ y tế thì doanh nghiệp thực hiện tự công bố sản phẩm.
- Sản phẩm thực phẩm bổ sung doanh nghiệp xây dựng hồ sơ tự công bố không để công dụng của sản phẩm.
- Bước 2: Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm.
- Việc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm vô cùng quan trọng đối với việc công bố sản phẩm. Nếu chỉ tiêu lên nhiều quá sẽ tốn chi phí không cần thiết; nếu chỉ tiêu lên thiếu thì hồ sơ sẽ bị từ chối không được cập nhật lên hệ thống.
- Căn cứ vào thành phần của sản phẩm để xếp nhóm sản phẩm sau đó sẽ lên chỉ tiêu theo quy chuẩn. Những sản phẩm nhập khẩu có tiếng nước ngoài nên dịch nhãn ra tiếng Việt sau đó mới xem xét việc lên chỉ tiêu.
- Đối với tự công bố thì chỉ tiêu kiểm cũng phải kiểm đủ như chỉ tiêu thực hiện công bố. Ví dụ: Salmonella spp.; Aflatoxin M1; Deoxynivalenol; Fumonisin; Ochratoxin A; Zearalenone; Cadimi; Chì; Thủy ngân; Thiếc; Patulin; Melamine; TSVSVHK; Coliforms; E.coli; S.aureus; Cl.perfringens; B.cereus; Arsen.
- Lưu ý: Trên thông tin kê khai phiếu yêu cầu kiểm ghi rõ tên công ty, địa chỉ công ty phù hợp với đăng ký kinh doanh đã được cấp và ghi đầy đủ tên sản phẩm.
- Bước 3: Gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm.
- Thông thường mẫu sản phẩm để kiểm sẽ là hộp đống nguyên trong túi hút chân không hoặc hộp kín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chuẩn bị tầm 300 – 500 g sản phẩm nếu là dạng khô; dạng nước 500 – 01 lít.
- Mẫu gửi đi kiểm ở những trung tâm có chứng nhận ISO 17025 như: Công ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1 – Quatest 1; Viện Dinh dưỡng (phòng kiểm nghiệm đạt ISO 17025); Trung tâm kiểm nghiệm – Viện thực phẩm chức năng; Công ty cổ phần chứng nhận và giám định Vinacert; Trung tâm kiểm nghiệm – Viện thực phẩm chức năng; Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ Chấn Nam….
- Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tự công bố thực phẩm bổ sung.
- Hoàn thiện đầy đủ thông tin theo Mẫu số 01, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm.Cụ thể:
+ Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm: Ghi đầy đủ thông tin theo đăng ký kinh doanh doanh nghiệp đã được cấp, email, mã số doanh nghiệp. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước thêm thông tin về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Thông tin về sản phẩm: Ghi tên nhóm sản phẩm “Thực phẩm bổ sung” sau đó đến tên riêng của sản phẩm. Thành phần sản phẩm ghi đúng như nhãn sản phẩm; Thời hạn sử dụng, Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì.
+ Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất; hàng nhập khẩu phải ghi đúng thông tin như trên nhãn chính của sản phẩm.
+ Nhãn phụ của sản phẩm: Tên sản phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức cá nhân công bố sản phẩm; thành phần sản phẩm, xuất xử (nếu là hàng nhập khẩu); hướng dẫn sử dụng; ngày sản xuất, hạn sử dụng, Thông tin khuyến cáo (nếu có).
- Hồ sơ nộp tại Sở y tế gồm có:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có chứng thực)
+ Bản tự công bố, nhãn phụ, nhãn chính (doanh nghiệp ký tên đóng dấu).
+ Dịch nhãn sản phẩm (Đối với sản phẩm nhập khẩu).
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất (Áp dụng với sản phẩm sản xuất trong nước.
- Bước 5: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm bổ sung:
- Nộp online: Đối với một số sở y tế có phần mềm nộp online như sở y tế Hà Nội thì doanh nghiệp nộp qua phần mền: http://dvc.hanoi.vfa.gov.vn/. Doanh nghiệp tạo tài khoản đăng nhập, tên đăng nhập là mã số thuế, mật khẩu là mã ký tự được hệ thống trả tự động qua email doanh nghiệp đăng ký. Hồ sơ kê khai xong thì lập tức hệ thống tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ được lập một tài khoản bằng mã số thuế do đó doanh nghiệp cần lưu trữ thông tin tránh thất lạc.
- Nộp trực tiếp bằng bản giấy tại bộ phận một cửa của sở y tế hoặc ủy ban an toàn thực phẩm của tỉnh. Sau khi chuyên viên tiếp nhận xem xét hồ sơ; Nếu hồ sơ hợp lệ thì thông tin công bố được loát lên trang wedsite của sở. Như vậy, Doanh nghiệp đã thực hiện việc nộp hồ sơ tự công bố thành công.
IV. Dịch vụ thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm bổ sung tại Việt Tín.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm bổ sung.
- Tư vấn về cơ sở đủ điều kiện sản xuất, sản xuất mẫu thử đối với sản phẩm sản xuất trong nước.
- Hướng dẫn khách hàng cách thức gửi mẫu sản phẩm về nước phục vụ cho việc công bố đối với hàng nhập khẩu.
- Lên chỉ tiêu kiểm nghiệm, đại diện cho khách hàng thực hiện việc kiểm nghiệm phù hợp với quy định về tự công bố đối với từng sản phẩm.
- Soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ, sửa đổi bổ sung hồ sơ nếu sở có yêu cầu sửa đổi.
- Hướng dẫn khách hàng cách thức tra cứu hồ sơ tại các sở nơi doanh nghiệp nộp hồ sơ.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có phát sinh trong quá trình lưu hành sản phẩm ngoài thị trường sau khi được cấp phép. Cụ thể: Kiểm định kỳ hàng năm theo quy định; Đăng ksy mã số mã vạch sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm….
Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua số Hotline: 0978 635 623 để được tư vấn cụ thể!